Chăm sóc thai kỳ là một quá trình với rất nhiều sự nỗ lực và tình yêu thương của người mẹ. Để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé, bạn cần nắm được lịch khám thai định kỳ chuẩn, cũng như quy trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ phù hợp.
Phòng khám Đa khoa Hòa Đức gửi đến các mẹ lịch khám thai định kỳ tiêu chuẩn tại phòng khám được bác sĩ Sản phụ khoa giàu kinh nghiệm của chúng tôi đề xuất.
Mục Lục
Toggle1. Quy trình khám thai là gì?
Quy trình khám thai định kỳ là hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời phát hiện sớm các nguy cơ và biến chứng sản khoa như băng huyết sau sinh, tiền sản giật, vỡ tử cung, hoặc thuyên tắc ối.
Việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ đặc biệt quan trọng để đảm bảo một thai kỳ an toàn. Lịch khám có thể thay đổi nếu mẹ bầu gặp dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra huyết, ra nước) hoặc có yếu tố nguy cơ cao. Trong trường hợp này, bạn cần thực hiện theo lịch hẹn của bác sĩ.
2. Lịch Khám thai 3 tháng đầu (từ ngày kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày)
Khám lần 1: sau khi trễ kinh 2-3 tuần (đã có tim thai)
Mục đích:
- Xác định chắc chắn có thai hay không, vị trí làm tổ của thai.
- Xác định tuổi thai – tính ngày dự sinh (tính theo kinh cuối và siêu âm 3 tháng đầu)
- Phát hiện các bệnh lý nội ngoại khoa của mẹ, và nếu có thì sức khoẻ của mẹ có an toàn hay không nếu vẫn để thai kỳ tiếp diễn
- Phát hiện các bệnh lý của phôi, thai (thai lưu, thai trứng, …)
- Phát hiện các bệnh lý phụ khoa: viêm âm đạo, u xơ cơ tử cung, u nang buồng trứng
Khám thai: khám âm đạo, đặt mỏ vịt
Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo:
- Kiểm tra vị trí: thai trong hay thai ngoài tử cung
- Tuổi thai
- Có tim thai chưa?
- Tình trạng thai: thai trứng, đa thai, doạ sảy thai, thai lưu, …
Xét nghiệm máu mẹ tổng quát (thực hiện khi đã xác định có tim thai qua siêu âm)
- Tổng phân tích tế bào máu
- Nhóm máu ABO, Rhesus
- HBsAg (viêm gan B), HIV, giang mai
- Rubella virus IgM, IgG
- Chlamydia Trachomatis IgM, IgG
- Tiền sử sảy thai liên tiếp: Cytomegalovirus IgM, IgG và Toxoplasmosis IgM, IgG
- Đường huyết khi đói
- Nước tiểu 10 thông số
Tùy vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm xét nghiệm tầm soát các bệnh khác khi cần thiết.
Khám lần 2: lúc thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày
Khám thai: đo huyết áp,
Sàng lọc dị tật thai nhi 3 tháng đầu:
- Siêu âm đo độ mờ da gáy: nhằm đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai nhi
- Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai: Double test (sau khi đo độ mờ da gáy) – cho biết nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Patau (Trisomy 13), Edwards (Trisomy 18) hay hội chứng Down (Trisomy 21).
(*)Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn Xét nghiệm NIPT có độ nhạy cao hơn (trên 90%) thay cho xét nghiệm Double test
Sàng lọc tiền sản giật quý I:
- Siêu âm Doppler màu đo chỉ số xung (PI) động mạch tử cung
- Xét nghiệm máu PLGF
- Xét nghiệm nước tiểu: nhằm kiểm tra nồng độ đường máu, protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.
(*) Nếu lần khám thai trước mẹ bầu chưa thực hiện xét nghiệm máu mẹ tổng quát thì sẽ được làm vào giai đoạn này.
3. Khám thai 3 tháng giữa (từ 14 tuần đến 28 tuần 6 ngày)
Mục đích:
- Xác định lại số lượng thai
- Tầm soát hình thái học thai nhi qua siêu âm
- Phát hiện sớm các bệnh lý hở eo tử cung, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, nhau tiền đạo, doạ sảy thai
- Theo dõi sự phát triển của thai
Khám lần 1: từ 16 – 20 tuần
Khám thai: đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
Siêu âm thai (thai, nhau thai, nước ối) đường bụng: phát hiện những bất thường của thai kỳ như đa ối, đa thai, nhau tiền đạo,….
Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo (đo chiều dài cổ tử cung): đo độ dài cổ tử cung đánh giá nguy cơ sinh non
Xét nghiệm:
- Triple test: đây là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai, mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm này trong trường hợp chưa làm xét nghiệm Double test ở quý 1
- Nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục
- Tiêm ngừa uốn ván (VAT): tiêm vắc-xin ngừa uốn ván cho mẹ để phòng ngừa bệnh uốn ván rốn cho thai nhi. Tiêm hai mũi cách nhau một tháng, mũi thứ hai cách ngày sinh dự kiến ít nhất là một tháng.
Lịch tiêm VAT cho thai phụ:
- VAT 1: càng sớm càng tốt.
- VAT 2: cách VAT 1 tối thiểu 1 tháng (≥ 30 ngày)
- VAT 3: ở thai kỳ sau, cách VAT 2 tối thiểu 6 tháng (≥ 180 ngày)
- VAT 4: ở thai kỳ sau, cách VAT 3 tối thiểu 1 năm
- VAT 5: ở thai kỳ sau, cách VAT 4 tối thiểu 1 năm
Khám lần 2: từ 20 – 24 tuần
Khám thai: đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
Siêu âm hình thái học 3D/4D: khảo sát hình thái thai nhi, xác định nhau thai, lượng nước ối. Tìm các bất thường ở tim, xương, cột sống, não, thận, chân tay,…Trong giai đoạn này, bác sĩ đã có thể nhìn thấy khá rõ các bộ phận của thai nhi. Do đó có thể phát hiện sớm dị dạng ở các cơ quan nội tạng cũng như dị tật hình thái như sứt môi, hở hàm ếch
Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo (đo chiều dài cổ tử cung): thực hiện siêu âm này nếu lần khám thai trước thai phụ chưa được thực hiện.
Xét nghiệm: nước tiểu (phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục)
Khám lần 3: từ 24 – 28 tuần
Khám thai: đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
Siêu âm thai (thai, nhau thai, nước ối) đường bụng
Sàng lọc tiền sản giật giai đoạn 2: tỉ số sFIt-1/PIGF
Xét nghiệm:
- Dung nạp đường huyết
- Nước tiểu 10 thông số
4. Khám thai 3 tháng cuối (từ 29 tuần đến 40 tuần)
Mục đích:
- Theo dõi sự phát triển của thai
- Xác định ngôi, thế, tình trạng khung chậu
- Xác định bệnh lý liên quan đến thai
- Siêu âm: xác định kích thước thai, ngôi thai, vị trí nhau, tình trạng ối, …
Khám lần 1: từ 29 – 32 tuần
Khám thai: đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
Siêu âm thai:
- Xác định ngôi thai
- Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau
- Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng,…
- Hoạt động tim thai, đường tiêu hoá và não thất của thai nhi
- Siêu âm màu: để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa.
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu – sinh dục
Thai nhi 33 – 35 tuần tuổi: khám 2 tuần/lần
Khám thai:
- Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
- Khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.
Siêu âm thai:
- Xác định ngôi thai
- Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau
- Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, …
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục
Thai nhi 36 – 40 tuần tuổi: khám 1 tuần/ lần
Khám thai:
- Khám nắn bụng xác định ngôi của thai nhi
- Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
- Khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ.
Siêu âm thai:
- Xác định ngôi thai
- Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau
- Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, …
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục
- Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST) mỗi tuần: nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không.
- Xét nghiệm tầm soát Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS – Group B Streptococcus):chỉ định từ tuần 36-37 tuần 6 ngày
Liên hệ đặt lịch Khám thai tại Phòng khám Đa khoa Hòa Đức để được tư vấn phù hợp nhất với tình trạng thai của bạn!
- Địa chỉ: 04 – 06 – 08 Đinh Công Tráng, P. Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, Bình Định (Ngã Ba Nguyễn Thị Định – Đinh Công Tráng)
- Hotline: (0256) 3507 789 – 0935 056 468
- Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoaduc
- Tư vấn tại Zalo OA: https://zalo.me/4503424432016878853